Địa chất Núi ngầm

Cấu trúc

Núi ngầm có thể hình thành theo hàng loạt cách thức kiến tạo khác nhau, dẫn đến sự đa dạng về cấu trúc, từ hình nón, chóp phẳng đến các hình thù phức tạp.[6] Có những núi rất lớn nhưng cũng rất thấp, ví dụ núi chóp phẳng Koko[7] và núi ngầm Detroit[8] trong khi số khác thì dốc hơn, ví dụ núi ngầm Loihi.[9] Một số núi ngầm có chóp carbonate hoặc trầm tích.[6]

Nhiều núi ngầm có dấu hiệu của hoạt động xâm nhập, tiềm tàng nguy cơ gây nên sạt lở sườn núi.[6] Núi ngầm có thể được phân loại thành: (1) núi chóp phẳng (guyot), sâu ít nhất 200 m dưới mặt biển với chu vi khu vực chóp núi có khi đến hơn 10 km;[10] (2) knoll, tức là những ngọn núi riêng lẻ có độ cao dưới 1.000 m; (3) đỉnh nhọn (pinnacle), tức là những núi ngầm có hình dạng giống như những cái cột.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi ngầm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/250080/g... http://books.google.com/?id=u-NMJaicckMC&printsec=... http://www.sciencedaily.com/releases/2010/02/10022... http://www.sciencedaily.com/releases/2010/04/10043... http://www.ices.dk/marineworld/seamounts.asp http://www.soest.hawaii.edu/GG/HCV/loihi.html http://pangea.stanford.edu/research/groups/crustal... http://www-odp.tamu.edu/publications/197_IR/chap_0... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19127302 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2613552